[Theravada] Tam Tạng Thượng Tọa Bộ (Bộ 9 Quyển Mạ Vàng) - Q.4: Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya)

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Thích Minh Châu NXB: Hồng Đức Hình thức: Bìa Cứng
Giá bán: 650.000 VNĐ

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Tăng chi bộ (Anguttara Nikāya) là bộ kinh thứ tư trong năm bộ thuộc hệ thống Kinh tạng Nikāya của Phật giáo Thượng Tọa bộ (Theravāda). Theo tác phẩm Diệu pháp yếu lược (Saddhammasangaha) của Ngài Dhammakitti Mahāsāmi, việc giữ gìn và truyền tụng Tăng chi bộ là do Tôn giả Anuruddha và Tăng chúng thuộc nhóm của Ngài thực hiện.

Trong Tổng quan về 5 bộ kinh Pāli, Ngài Ấn Thuận chủ trương rằng cả 5 bộ kinh này, trong đó có Tăng chi bộ, được bảo tồn và lưu truyền bởi Đồng Diệp bộ. Chi tiết hơn, Ngài Ấn Thuận trích dẫn theo Ngài Buddhaghosa về việc có 4 hệ thống phụ trách 4 bộ kinh chính như sau:

(1) Hệ thống Ānanda phụ trách Trường bộ;

(2) Hệ thống Sāriputta phụ trách Trung bộ;

(3) Hệ thống Mahākassapa phụ trách Tương ưng bộ;

(4) Hệ thống Anuruddha phụ trách Tăng chi bộ.

Tăng chi bộ có một cấu trúc rất đặc thù vì bộ kinh vừa giống như một bản khái quát cô đọng, tóm tắt những giáo lý cơ bản, những đề tài quan trọng đã được trình bày rộng rãi ở trong Trường bộ (Dīgha Nikāya) và cả Trung bộ (Majjhima Nikāya). Không những vậy, Tăng chi bộ còn chuyển tải những nội dung vừa phong phú vừa rất mực chi tiết về những điều khoản giống với Luật tạng như vấn đề Tám pháp trọng yếu (Atthagarudhamma) của Tỳ-kheo-ni.

Tương tự truyền thống pháp số đi từ thấp lên cao như hai bản kinh cuối cùng trong Trường bộ, Tăng chi bộ có cấu trúc từ Một pháp (Ekakanipāta) cho đến Mười một pháp (Ekādasakanipāta). Cấu trúc này cũng được thiết lập trong bộ kinh Hán tạng tương đương là Tăng nhất A-hàm (Ekottarikāgama), tuy nhiên trật tự pháp sổ cũng như sự sắp xếp về nội dung giữa hai bộ kinh này có nhiều điểm khác biệt nhau. Tăng nhất A-hàm được Ngài Samgharaksa (Tăng Hộ) khẩu truyền cho Ngài Samghadeva (Tăng-già-đề-bà) và được dịch sang tiếng Hán vào năm 397-98. Cả hai Ngài đều là người Kasmir (Kế-tân). Khi phiên dịch, dường như Ngài Samghadeva cũng sử dụng một phiên bản xưa hơn do Ngài Dharmanandi (Đàm-ma-nan-đề) người Tokharian (Khương-cư) truyền khẩu lại. Rất tiếc, những bản gốc tiếng Sanskrit đều không còn, ngoài những bài kinh rời tìm được ở miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ (Turkestan). Truyền thống thiết lập nội dung dựa trên trật tự pháp số trong Tăng chi bộ cũng như Tăng nhất A-hàm là một trong những phương cách phổ biến để ghi nhớ và truyền bá kinh điển. Vì lẽ, trong thư tịch cổ văn của Ấn Độ, vấn đề này còn được phát hiện trong tác phẩm kinh điển Sthānāngasūtra và Samavāyānga của Kỳ-na giáo (Jain) và cả trong chương Udyoga Parva của trường ca Mahābhārata. Điều khác biệt là những nhà biên tập Tăng chi bộ cũng như Tăng nhất A-hàm đã đưa truyền thống pháp số vốn có trong nền văn học cổ đại Ấn Độ làm cấu trúc chủ đạo, xuyên suốt và chi phối toàn bộ.

Vấn đề số lượng các kinh trong Tăng chi bộ cũng là một vấn đề nan giải, vì mãi đến hôm nay vẫn chưa có được một con số thống nhất. Quan điểm truyền thống dựa trên tuyên bố của Ngài Dhammakitti Mahāsāmi viết trong tác phẩm Diệu pháp yếu lược cho rằng có 9.557 kinh. Ấn bản hiện có của Tam tạng Tích Lan (Sri Lanka Tipitaka) chỉ ghi nhận có 8.777 kinh. Trong tác phẩm Phân tích Kinh tạng Pāli (An Analysis of the Pāli Canon), tác giả Russell Webb đã thống kê có 3.208 kinh. Trong bản dịch Tăng chi bộ từ Pāli sang Anh ngữ với tên gọi The Numerical Discourses of the Buddha, Bhikkhu Bodhi đã đếm được tông số là 8.122 kinh. Trong số đó, có 4.250 kinh bị trùng lặp, thế nên thực tế chỉ có 3.872 kinh. Con số tối thiểu mà học giả Maurice Wintemitz đưa ra là 2.308 kinh. Cách tính của Edmund Hardy lại cho ra con số 2.344, con số này được Bách khoa Từ điển Phật giáo (Encyclopaedia of Buddhism) xuất bản tại Tích Lan tiếp nhận. Trong bản dịch tiếng Việt Tăng chi bộ của Hòa thượng Thích Minh Châu, chúng tôi đếm được 7.231 kinh. Trên thực tế chỉ có 2.202 kinh, còn lại là những kinh giống như kinh trước nhưng chỉ khác một thuật ngữ hoặc một khái niệm nhỏ.

Truyền bản Tăng chi bộ được ghi lại đầu tiên bằng ngôn ngữ Sinhala do một nhóm các vị Tỳ-kheo tại Alu Vihāra gần Mātale thực hiện vào năm 454 sau khi đức Phật nhập Niết-bàn (35-32 BC.). Đến cuối thế kỷ XIX, vào năm 1885, Hội Thánh điển Pali (PTS) đã tổ chức ấn hành bản Tăng chi bộ từ ngôn ngữ Pāli chuyển thể sang mẫu tự La-tinh do Richard Morris (1833-1894) biên tập. Sau đó, Hội PTS đã lần lượt ấn hành bản dịch Anh ngữ Tăng chi bộ với tựa đề The Book of the Gradual Sayings do tác giả F. L. Woodward (1871–1952) dịch tập I, tập II, tập V và tác giả E. M. Hare (1893-1955) dịch tập III và tập IV. Đến năm 2012, Bhikkhu Bodhi đã dịch lại Tăng chi bộ từ Pāli sang Anh ngữ với tựa de The Numerical Discourses of the Buddha. Vào năm 2018, Bhikkhu Sujato dịch bản kinh này từ Pāli sang Anh ngữ với tựa đề Numerical Discourses. Bách khoa Từ điển Phật giáo tại Tích Lan cho rằng những tựa đề trên đều xuất phát từ tựa đề rất dài mà Max Müller trước kia đã sử dụng Collection of Discourses in Divisions the Length of Which Increases by One. Tính đến ngày nay, Tăng chi bộ đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ trên thế giới như Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nga, Hoa, Thái Lan, Indonesia... và gồm cả tiếng Việt.

Tăng chi bộ gồm những bài kinh ngắn và rất ngắn, tuy nhiên, cũng có nhiều bài kinh dài, thường được hỗ trợ bởi các đoạn kệ tụng 15 Tất cả những bài kinh dù ngắn hay dài đều được sắp xếp theo hệ thống một cách cẩn thận. Bimala 16 Churn Law cho rằng, bộ kinh này từ Trường bộ và Trung bộ chia nhỏ mà có. Nhờ ngắn gọn nên có tác dụng giúp ích cho việc ghi nhớ, thuận tiện cho việc đọc tụng cũng như truyền dạy từ thầy xuống trò. Mặt khác, nhờ ngắn gọn nên từng đề tài nhỏ trong kho tàng giáo pháp được nhấn mạnh đầy đủ, cụ nhu 17 trường hợp mỗi một triền cái trở thành đề tài của một bài kinh.

Nội dung của Tăng chi bộ vô cùng đa dạng, phong phú, ngoài giáo pháp còn có những mảng liên quan đến triết học, đạo đức học,' văn hóa, luật pháp và 19 công ích xã hội. Tăng chi bộ không chỉ hàm chứa nội dung có giá trị rất riêng, 20 soi sáng về lịch sử phát triển của Phật giáo,” mà còn có nhiều nội dung tương thông với Luật tạng, nhất là với Suttavibhanga và Luận tạng, đặt biệt với bộ Puggalapaññatti (Nhân chế định),” nhưng nhiều nhất vẫn là sự tương thông với các bộ kinh khác. Về mặt ngôn ngữ và văn phong, Tăng chi bộ gần như không có gì khác biệt với 3 bộ kinh trước vì cả 4 bộ kinh này đều có chung một nguồn tư liệu là nền văn học Phật giáo Nguyên thủy24 trong dạng truyền khẩu. Ngài Ấn Thuận đã liệt kê 215 trường hợp của Tăng chi bộ có cùng nội dung với Trung A-hàm kinh. Nhiều trường hợp khác, Tăng chi bộ có cùng nội dung với Tăng nhất A-hàm kinh, Như thị ngữ kinh và Bổn sự kinh.

- Thích Minh Thành -

(Trích Dẫn Luận Tăng Chi Bộ)

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
1384
Kích thước
19 x 27 cm
Lượt xem
215
Trọng lượng
1,70 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét